BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Năm học 2018 - 2019. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ Năm học 2019 - 2020

Đăng lúc: 09:00:33 08/04/2020 (GMT+7)

Năm học 2018-2019 Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, công tác bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém, các phong trào thi đua, Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tạo cơ hội động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

 

 PGD&ĐT TP SẦM SƠN

TRƯỜNG THCS QUẢNG HÙNG                 

 
 

 


Số:  37/BC- THCS                                 

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 


             Quảng Hùng, ngày 22  tháng 9  năm 2019

 

 

BÁO CÁO

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

 Năm học 2018 - 2019.

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

Năm học 2019 - 2020

 
 

 


Năm học 2018 - 2019, Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống và “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ... Nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

      Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, công tác bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém, các phong trào thi đua, Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tạo cơ hội động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

          Với những thành tích đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, trường THCS Quảng Hùng đã thể hiện sự chuyển biến tích cự theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá.

          Trong hội nghị này nhà trường đánh giá việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ công chức viên chức năm học 2018-2019 triển khai phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2019-2020.

PHẦN THỨ NHẤT

Báo cáo kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm học 2018 - 2019;

1. Những nét nổi bật trong năm học qua của nhà trường

1.1  Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phòng trào thi đua tạo không khí sôi nổi các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

          Cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", với những việc làm cụ thể thiết thực trong năm học qua nhiều thầy cô giáo và nhiều em học sinh đã vượt khó khăn vươn lên đạt kết quả cao trong giảng dạy và học tập góp phần làm nên thành tích của nhà trường.          

Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” nhà trường đã làm tốt việc xây dựng các tiêu chí đơn vị văn hoá, nhà trường tập trung xây dựng tốt mối quan hệ trong nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và xã hội, thực hiện đổi mới phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh; tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, tích cực tham gia tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Thi đua xây dựng tập thể lớp tự quản, xây dựng quy tắc ứng xử trong học sinh.

          Thực hiện tốt công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi lành mạnh có tác dụng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường, xây dựng nề nếp học tập là tiền đề cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục

1.2. Về công tác huy động học sinh ra lớp, công tác phổ cập.

          Nhà trường đã huy động 83 học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, trong năm duy trì sỹ số đạt 99.4%. Tỉ lệ phổ cập đạt 98.1% . Hồ sơ và số liệu phổ cập cập nhật phần mềm đầy đủ chính xác đúng thời hạn .

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Đổi mới công tác dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện.

          Nhà trường triển khai sử dụng tốt có hiệu quả phần mềm quản lý CBGV-HS. Thực hiện giao dịch bằng văn bản điện tử, quản lý chất lượng qua phần mềm chuyên dụng. 100% giáo viên biết sử dụng máy vi tính trong soạn giáo án, biết sử dụng mốt số phần mền để soạn sử dụng giáo án điện tử.

          Nhà trường vận dụng tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng, có chế tài thưởng phạt đã tạo nên không khí nổ lực thi đua giảng dạy học tập trong nhà trường.

          Công tác bồi dưỡng giáo viên có nhiều đổi mới, ngoài công tác bối dưỡng thường xuyên nhà trường tập trung bồi dưỡng giáo viên về năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi, các hội thảo chuyên môn đã phát huy tác dụng tốt trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được giữ vững so với năm học trước. 100% xếp loại khá tốt về hạnh kiểm, trên 98% lên lớp thẳng, trong đó giỏi 15.8%, khá 49.8 %. Xếp thứ nhất toàn TP

          Khảo sát chất lượng đại trà các khối 8 trong HK 1 tụt sâu xuống thứ 8, học kỳ 2 và chất lượng cuối năm vươn lên vị trí xếp thứ 2 trong đó môn toán và ngữ văn xếp thứ nhất.

          Kết quả tốt nghiệp 100%.

          Kết quả thi vào 10: 69/73 đạt 94.5% vượt 9% kế hoạch, vượt trên 15% so với mặt bằng chung toàn thành phố. Tỷ lệ HS đậu vào cấp 3 đạt 77,8%, tỷ lệ của TP là 69% Xếp nhất toàn thành phố về cả tỷ lệ HS đậu trên tổng HS lớp 9 của trường.

          1.4 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được quan tâm và đạt thành tích tốt.

          Nhà trường cải tiến trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Các tổ thường xuyên thường hội thảo về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường chỉ đạo sát kế hoạch trong công tác bồi dưỡng thường xuyên đánh giá sơ kết các đợt thi. Những đồng chí được phân công bồi dưỡng đã thật sự tận tâm với công việc được giao. Học sinh được chọn tham gia bồi dưỡng luôn chứng tỏ sự cố gắng vươn lên.

          Trong năm nhà trường đạt 1 giải ba cấp tỉnh (giảm 1 giải) xếp thứ nhất toàn TP, cấp TP 42 giải (tăng 4 giải) xếp thứ nhất toàn thành phố. (Vượt chỉ tiêu tóp 5 của TP) giữ vững 4 năm liên tục trong tốp 2 toàn TP.

- Sáng kiến kinh nghiệm 6 SK được xếp loại cấp Thành phố: 1 loại A, 3 loại B (giảm 3 năm học trước).

Trong năm học nhà trường duy trì các tiêu chí về trường chuẩn Quốc gia.

          1.5. Công tác xã hội hoá giáo dục.

          Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục đặc biệt là công tác tuyên tuyền vận động, đại đa số nhân dân địa phương tin tưởng vào chất lượng giáo dục của các nhà trường, đồng tình ủng hộ cao các biện pháp và việc làm của nhà trường và đã thực sự mang lại những thành quả nhất định. Công tác huy động XHHGD cho công tác bồi dưỡng HSG HSNK còn hạn chế.

          Trong năm học nhà trường tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh các lớp, phụ huynh các đội tuyển, phụ huynh học sinh cá biệt, nhà trường giữa mối liên hệ với phụ huynh thông qua thường trực liên lạc phụ huynh. Các hoạt động của ban liên lạc phụ huynh học sinh, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh đối với các biện pháp giáo dục của nhà trường đã có nhiều tác động tích cực tới các mặt hoạt động của trường. Trong năm học đã huy động hơn 90 triệu mua sắm thêm 4 phòng bàn nghế, quét ve khu phòng học, cải tạo khuôn viên...

1.6. Công tác quản lý, thanh kiểm tra, công tác thi đua khen thưởng:

          Công tác quản lý trong năm qua có nhiều đổi mới, các tổ khối chuyên môn đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu chỉ đạo của ngành, kết hợp thanh kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất, kiểm tra hoạt động tài chính của UBND đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giảng dạy, giáo dục trong trường. Trong năm kịp thời chần chỉnh quy trình thu chi, quản lý cũng như vi phạm các quy chế chuyên môn. Kết quả kiểm tra của PGD nhà trường được xếp thứ 5/12 trường (tăng 1 bậc).

          Công tác thi đua khen thưởng được đổi mới, nhà trường điều chỉnh quy chế đánh giá xếp loại năng lực giáo viên thông qua các tiêu chí theo các tiêu chí của PGD Sầm Sơn, qua tiêu chí mới nhằm phát huy hết năng lực của CBGV, động viên khích lệ các cá nhân có thành tích cao, đồng thời qua đó để những CBGV có định hướng phấn đấu đạt hiệu quả chất lượng cao.

          Nhà trường có chính sách động viên kịp thời thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, các hoạt động thi đua khác cho các tập thể cá nhân có thành tích cao với số tiền gần 39 triệu đồng.

          * Đánh giá chung trong năm: Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, các tiêu chí đạt và vượt chỉ tiêu so với nghị quyết hội nghị cán bộ công chức viên chức năm học qua. Đánh giá về thi đua các trường nhà trường đạt 873 điểm xếp nhất toàn Thành phố. Nhà trường không đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến vì có GV sinh con thứ 3, 5 lượt CBGV cán bộ giáo viên được các cấp tặng khen.

2. Những yếu kém tồn tại.

          Chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi chưa đồng đều ở các bộ môn, ở các khối lớp, và ở từng thời điểm trong năm.

          Khối 9 được nhà trường chỉ đạo sát, tỷ lệ đậu vào cấp 3 cao, môn toán văn xếp đầu thành phố song môn TA còn rất hạn chế.

          Cơ sở vật chất đạt chuẩn song chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường như phòng tin, phòng nghe nhìn, khu vệ sinh học sinh, nền phòng học, hệ thống cửa hệ thống điện xuống cấp.

          Một số hoạt động của các bộ phận chuyên môn vẫn còn sa vào hành chính sự vụ chưa có sự đổi mới trong các buổi họp. Cách chỉ đạo còn mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa chưa có sáng tạo.

          Đội ngũ giáo viên đảm bảo về cơ cấu song công tác tự học và bồi dưỡng còn hạn chế, công tác bồi dưỡng giáo viên của tổ khối hiệu quả chưa cao.

          Một số giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh chưa tìm tòi học hỏi  trong giảng dạy nên hiệu quả chưa cao; Một số CBGV chưa thực hiện nghiêm túc quy chế, đặc biệt là trong hội họp do vậy không nắm được nhiệm vụ mà nhà trường triển khai.

          Công tác quản lý của nhà trường nhiều khi chưa sâu sát trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, Công tác đánh giá các đợt thi đua mặc dù đã thực hiện nhưng tác động chưa cao đến CBGV. Công tác đánh giá ngoài, hồ sơ của một số giáo viên còn hạn chế

          Việc soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế phối hợp ở một số bộ phận chưa thực sự cụ thể, và thực hiện chưa đầy đủ các chức năng.

          Là trường có quy mô nhỏ, là đơn vị cấp xã ngân sách cho các hoạt động hạn chế, Nhà trường chưa huy động được các nguồn tài trợ cho công tác khuyến học, công tác xây dựng bổ sung CSVC.

3. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm.

          Mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào tâm lý thái độ, động cơ học tập của học sinh, đến tư tưởng của một bộ phận CBGV, phụ huynh học sinh..., đặc biệt khi đơn vị Quảng Hùng là xã thuộc Thành phố đã ảnh hưởng không nhỏ tới các mặt chất lượng dạy và học của nhà trường.

          Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ huynh đi làm ăn xa, thiếu điều kiện qua tâm đến việc học của con em, một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục rèn luyện cho học sinh.

          Đời sống một số CBGV vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt giáo viên ở xa, con nhỏ, chồng công tác xa nhà.

          Một bộ phận cán bộ giáo viên chưa thực sự cầu tiến, học hỏi trau dồi kinh nghiệm, chưa phát huy hết năng lực, kinh nghiệm sẳn có, chủ quan bằng lòng với những những thành tích đã đạt được dẫn đến hiệu quả chất lượng trong công việc được giao còn hạn chế.

          Ban giám hiệu đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý điều hành song chưa phát huy hết sức mạnh của tập thể nhà trường trong việc nâng cao chất lượng toàn diện, chưa thực sự chủ động xây dựng các kế hoạch, triển khai, kiểm tra đánh giá các hoạt động. Có những thời điểm trong năm học chưa thật sát sao trong việc chỉ đạo chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác hoàn thiện các hồ sơ nhà trường đặc biệt công tác kiểm định chất lượng, đánh giá ngoài, xây dựng trường chuẩn Quốc gia còn hạn chế.

 

PHẦN THỨ 2

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2019 - 2020;

1. Nhiệm vụ chung.

Năm học 2019-2020 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Thực hiện Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2019 -2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 2304/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019- 2020.  Trường THCS Quảng Hùng thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 với những nội dung cơ bản sau học như sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) theo tinh thần Luật Giáo dục năm 2019; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của Quốc hội; Quyết định 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án  đổi mới CT, SGK GDPT; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới CT, SGK GDPT.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu và các nhóm giải pháp cơ bản của ngành phù hợp với điều kiện nhà trường, gắn với việc tăng cường nề nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác; đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.

  3. Nâng cao năng lực quản trị, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và cá nhân; thực hiện tốt chức năng giám sát của xã hội và kiểm tra của cấp trên.

4. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đổi mới cách đánh giá, giờ dạy của giáo viên theo hướng dẫn tại Công văn số 572/HD-SGDĐT ngày 29/3/2017 của Giám đốc Sở GDĐT.

5. Tiếp tục tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên làm công tác Đoàn, Hội, Đội, tư vấn tâm lý trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

6. Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động đánh giá, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học.

2. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:

2.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

          Tiếp tục thực hiện chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Tiếp tục triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua  “Dạy tốt học tốt”

* Đối với cán bộ giáo viên

          - Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mỗi cán bộ giáo viên xây dựng chương trình hành động cho từng tháng, từng học kỳ.

          - Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, có tinh thần trách

 nhiệm với nghề nghiệp.

- CBGV đảm bảo đủ ngày công, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.

- Chấn chỉnh lề lối làm việc một cách khoa học, các hoạt động trong nhà trường phải được chuyên môn hoá cao, hạn chế hình thức hoạt động sự vụ.

- BGH thường xuyên phát động các đợt thi đua: đợt 1: từ 5-9 đến 20/11; đợt 2 từ 20/11 đến kết thúc học kỳ 1; đợt 3 từ đầu học kỳ 2 đến 26/3; đợt 4 từ 26/3 đến hết năm học. Mỗi đợt thi đua đều có sơ kết đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được của mỗi nội dung của từng đợt phát động thi đua. Tiến hành công tác đánh giá trong và đánh giá ngoài theo chỉ đạo của PGD

          - Thực hiện đánh giá CBGV theo nghị định 56/2015/NĐ-CP và thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

* Đối với học sinh

 Học sinh được học tập tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức của học sinh, học tập các nội qui, qui định của nhà trường, thực hiện cam kết với lớp với trường như cam kết thực hiện an toàn giao thông, phòng chống HIV -AIDS, cam kết nói không với bạo lực học đường ...;

Tiếp tục sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" từ lớp 2 đến lớp 12 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông theo Kế hoạch số 121/KH- SGDĐT ngày 17/01/2018 của Giám đốc Sở GDĐT. Lồng ghép, tích hợp nội dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, truyền thống cách mạng của tỉnh Thanh Hóa vào môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo Kế hoạch 87-KH/TU ngày 15/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp theo văn bản hướng dẫn 6165/GDTH của bộ giáo dục: Làm tốt công tác tuần lễ sinh hoạt tập thể, tố chức tốt có ý nghĩa ngày khai giảng năm học, lao động vệ sinh, tuyên truyền về truyền thống nhà trường, tổ chức các hoạt động văn thể, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm tập hợp thu hút các em đến trường.

Tổ chức sân chơi bộ môn cho học sinh, tổ chức học sinh tham gia hoạt động theo các chủ đề: tìm hiểu truyền thống nhà trường, ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3, ngày thành lập Quân đôị nhân dân Việt Nam 22 - 12, ngày thành lập Đoàn thanh niên 26 - 3, Ngày sinh nhật Bác 19-5 và theo chủ đề hàng tháng.

          Thực hiện các phong trào trong năm như: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, phòng chống ma tuý-HIV/ADIS và các tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông, Phòng chống thiên tai, đuối nước, an toàn trong trường học, bảo vệ xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, tiết kiệm tài nguyên, phòng chống bạo lực học đường... Mỗi lớp, mỗi học sinh có đăng ký xây dựng lớp học thân thiện, nhà trường thân thiện. Học sinh có những bản cam kết với nhà trường, và tham gia viết bài và tuyên truyền về tác hại của ma tuý, về tìm hiểu bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông...

Việc xây dựng trường học thân thiện BGH có kế hoạch cho học sinh tìm hiểu về truyên thống địa phương, chăm sóc khu di tích lịch sử. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị 05-CT/TW. Tổ chức các hoạt động vui chơi mang bản sắc dân tộc. Tăng cường giáo dục cách giao tiếp có văn hoá cho học sinh. Thực hiện đưa bài múa dân vũ vào nhà trường tổ chức thi các lớp.

Hoạt động ngoài giờ thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục tính thẩm mỹ, giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong năm học không để một học sinh nào vi phạm pháp luật, vi phạm tệ nạn xã hội.

          Trong năm học này nhà trường tăng cường công tác bảo quản cơ sở vật chất lớp học, lớp học, thầy và trò tạo ra khuôn viên “Xanh - sạch - đẹp” đảm bảo môi trường học tập lành mạnh, chia sẻ những khó khăn, giúp nhau trong cuộc sống, phát huy tính tích cực trong học tập cũng như trong lao động trong mỗi học sinh.

          Thường xuyên quan tâm tới quang cảnh khuôn viên nhà trường, bổ sung trang bị các trang thiết bị cho phòng chức năng, sửa chữa nâng cấp khu vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh theo qui hoạch, bổ sung các câu khẩu hiệu chiến lược trong nhà trường.

          Đảy mạnh việc quản lý HS bằng hệ thống công nghệ, sổ điểm điện tử, học bạ điện thử, điểm diện trực tuyến.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.

2.1. Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục

2.1.1.Giáo dục thể chất, y tế.

          - Giáo dục thể chất

 Đảm bảo các tiết dạy TD một cách nghiêm túc. BGH chú ý xếp thời khoá biểu phù hợp để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh học.

Nhà trường chú ý thể dục giữa giờ lồng ghép các bài múa hát tập thể, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh như kéo co, đá cầu. Năm học này tiếp tục triển khai đưa thêm môn tự chọn múa dân vũ vào nhà trường cho các khối lớp. Bố trí giáo viên tập huấn để về tập cho học sinh, tổ chức hội khỏe Phù Đổng cấp trường và lập đội tuyển tham gia hội khỏe phù đổng cấp TP theo kế hoạch của UBND Thành phố trong năm học này.

- Về y tế:

          Nhà trường thực hiện vận động HS tham gia bảo hiểm y tế 100% theo luật bảo hiểm ban hành kể cả khi đơn vị Quảng Hùng không còn là đơn vị bãi ngang. Tuyên truyền trong phụ huynh, và học sinh về luật bảo hiện y tế, vận động phụ huynh cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế.

- Cử CB kiêm nhiệm công tác y tế học đường theo quy định.

- Trong năm học kết hợp cùng trung tâm y tế khám bệnh đình kỳ 2 lần cho học sinh.

Giáo dục học sinh về an toàn thực phẩm, an toàn học đường, an toàn giao thông, phòng tránh đuối nước, cách phòng chống bệnh học đường, tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin theo quy định...

          Thường xuyên quan tâm đến vệ sinh cá nhân, trang phục khi đến trường. Giáo dục các em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng. Hướng dẫn học sinh các biện pháp phòng ngừa các bệnh phát sinh theo mùa thường gặp.

          Đảm bảo vệ sinh trường lớp, hệ thống điện chiếu sáng, quạt mát, bàn ghế đạt chuẩn trên các phòng học nhằm phòng trách các bệnh học đường như cận thị, vẹo cột sống...

          Nhà trường có tủ thuốc, các loại thuốc và y cụ sơ cứu ban đầu theo quy định. 

2.1.2. Giáo dục văn nghệ, thẩm mỹ.

          Thực hiện dạy đủ đúng chương trình môn âm nhạc, mỹ thuật. Tăng cường công tác giáo dục thẩm mỹ, văn nghệ cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Các buổi sinh hoạt truyền thống đội.

          Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua trang phục hằng ngày.

          Tổ chức các hoạt động văn nghệ nhân các ngày lễ lớn trong năm, thi trang trí lớp học. Tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ với các tổ chức đoàn thể trong địa phương và các trường bạn. Tham gia đầy đủ có chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ do phòng giáo dục tổ chức.

Trang bị thêm các thiết bị cần thiết công tác này. Sử dụng có hiệu quả các phòng thực hành, phòng chức năng.

Tổ chức ngoại khoá: theo kế hoạch ngoại khóa của PGD

BGH mời cựu chiến binh cùng giao lưu với thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường nhân ngày 22-12.

Tổ chức giao lưu văn nghệ với Đoàn thanh niên địa phương nhân ngày 26 -3, tổ chức lớp đối tượng đoàn và làm lễ kết nạp đoàn viên cho đội viên lớn.

Tổ chức thi văn nghệ, đồng diễn, diễn kịch phòng chống lồng ghép với các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

          Các hoạt động ngoại khoá phải luôn đảm bảo tính linh hoạt và sinh động về hình thức và nội dung  đảm bảo tính hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng sống và kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh.

2.1.3. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề

          Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình hướng nghiệp theo quy định.

          Thông qua các bộ môn văn hoá mà giáo dục và hướng cho học sinh ý thức về nghề nghiệp. Đặc biệt giáo dục cho học sinh biết yêu quí tôn trọng, giữ gìn nghề truyền thống địa phương và có ý thức bảo tồn, phát huy nó.

          Trong các buổi lao động thực hiện phân công lao động hợp lý phù hợp với lứa tuổi và thể lực của học sinh, chuẩn bị đầy đủ chu đáo và tiến hành hướng dẫn các buổi lao động theo đúng phương pháp giáo dục lao động trong nhà trường. Tránh không cho học sinh lao động quá sức dưới mọi hình thức, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong lao động.

          Ban lao động xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức lao động cho học sinh lao động ở trường, ở nhà và ở địa phương như: vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu nhặt phế liệu, giấy loại, vỏ hộp nước uống bằng kim loại...góp phần làm cho môi trường ngày càng trong Xanh - Sạch - Đẹp

          Thông qua tiết dạy hướng nghiệp định hướng cho các em HS lớp 9 định hướng nghề nghiệp, phân luồng sau tốt nghiệp THCS.

          2.1.4. Dạy học tự chọn

Học sinh học môn tin học làm môn tự chọn (khi đã trang bị đủ số máy tính phòng tin).

          2.1.5.  Công tác phổ cập giáo dục xoá mù và giáo dục trẻ khuyết tật:

- Cùng với các trường TH,MN diều tra mới theo 6 thôn đã sát nhập.

          - Xây dựng kế hoạch phổ cập, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục THCS trên 98%. Tăng tỷ lệ học sinh vào THPT tiến tới phổ cập cấp THPT trong giai đoạn 2020-2025.

- Quản lý phổ cập giáo dục của nhà trường bằng phần mềm phổ cập. Thực hiện cập nhật số liệu chính xác 3 lần/năm học: tháng 9, 12 và tháng 4. tham gia với trung tâm giáo dục cộng đồng xã trong việc điều tra xoá mù, tham gia xoá mù nếu được đề nghị.

- Đảm bảo các hồ sơ theo quy định.

- Điều tra rà soát các đối tượng học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ hoà nhập cộng đồng, có hình thức giáo dục, đánh giá riêng để các em tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phân công các bạn giúp đỡ các học sinh này trong sinh hoạt và học tập.

2.2. Chất lượng giáo dục.

1.2.1. Giáo dục tư tưởng đạo đức.

  Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy môn Giáo dục công dân: 100% HS sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" từ lớp 2 đến lớp 12 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông theo Kế hoạch số 121/KH- SGDĐT ngày 17/01/2018 của Giám đốc Sở GDĐT. Lồng ghép, tích hợp nội dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, truyền thống cách mạng của tỉnh Thanh Hóa vào môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo Kế hoạch 87-KH/TU ngày 15/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

          Lồng ghép dạy liên môn, thực hiện dạy chủ đề việc thực hiện nghị quyết 27 của BCH trung ương về đổi mới toàn diện giáo dục và chị thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

          Thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với mục tiêu là xây dựng quy tắc ứng xử rèn kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để trang bị cho học sinh những hành vi, tác phong, cách ứng xử, giao tiếp văn minh, lịch sự. Học sinh phải thể hiện vào thực tế cuộc sống bằng hành động tích cực, tự giác, trong mọi sinh hoạt, công tác, học tập hàng ngày.

a) Chỉ tiêu

          100% học sinh toàn trường có chuyển biến rõ rệt về tư tưởng, tình cảm, biết tôn trọng, lễ phép, có nếp sống văn minh, có ý thức tự giác thực hiện nội qui, qui chế của nhà trường và vâng lời dạy bảo của phụ huynh và thầy, cô giáo.

          100% học sinh toàn trường tích cực hưởng ứng thực hiện các phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội và vận động mọi người cùng tránh.

  100% học sinh được xếp hạnh kiểm khá, tốt.

          Các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường phải chuẩn mực về các hành vi đạo đức là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

          Làm cho mỗi học sinh phải nắm vững  nhiệm vụ của học sinh THCS, nội qui,  học sinh cũng như các qui định cụ thể của nhà trường trong năm học. Đồng thời mỗi học sinh tự làm bản cam kết thực hiện tốt nội qui và các qui định đó ngay từ đầu năm học.

           + Tăng cường và tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thi hiểu biết xã hội.

            + Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh bằng các hình thức: Thông qua liên lạc điện tử và sổ liên lạc; gặp gỡ, họp phụ huynh thường kỳ nhằm đảm bảo tốt thông tin hai chiều trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là với học sinh chậm tiến.

            + Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng sở thích chính đáng của học sinh, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong học tập, thi cử, tham gia tích cực phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội.

           + Làm tốt công tác từ thiện, nhân đạo.

1.2.2.  Chất lượng văn hoá:

          Đảm bảo cho học sinh được học đầy đủ các môn trong chương trình mà Bộ đã quy định. Học sinh  tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tự giác và có khả năng vận dụng kiến thức và hiểu biết vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

          a) Chỉ tiêu

          Phấn đấu 99% học sinh được xếp học lực từ trung bình trở lên trong đó có trên 45% khá, 18% giỏi. Không có học sinh xếp học lực loại kém.

          Xét tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100%

          Số dự thi vào cấp 3 đạt trên 90% số học sinh TN, Tỷ lệ đậu vượt 10% so với mặt bằng chung, điểm TB đạt 5.5 điểm trở lên ở các môn dự thi. Xếp tốp 5 trong toàn TP.

          Học sinh giỏi cấp tỉnh: 2 em, cấp TP 40 em xếp hạng tốp 5 trong toàn TP

                    Trong đó:

             + Các môn : Toán, hoá, Văn (tốp 3)  lý, TA (tốp 7) mỗi đội có ít nhất 1 đến 2 em đạt giải trong mỗi môn.                

             + Các môn Sinh, Sử , Địa, GDCD mỗi đội có ít nhất 1 em dự thi  đạt giải, có giải nhất cá nhân và đồng đội xếp trong tốp 5.

          + Các lần khảo sát của PGD xếp tốp 5.

         - Tăng cường công tác quản lý nề nếp lớp học, tiết học, thực hiện nghiêm túc tiến trình của buổi học, tiết học.

          - Dạy đúng, đủ các tiết, môn theo phân phối chương trình, không dồn ghép cắt xén. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, gắn đổi mới với nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, chia đối tượng để bồi dưỡng tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh đều có thể tiếp thu được kiến thức trong chương trình, phát huy được mặt mạnh của mình trong học tập nhờ đó nâng dần được chất lượng đại trà.

          - Chia đối tượng học sinh bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, phân công người dạy, thời khoá biểu khoa học tránh trường hợp chồng chéo nhau trong bồi dưỡng.

          - Bằng mọi biện pháp yêu cầu học sinh phải có đủ sách vở và đồ dùng học tập cần thiết ở từng môn theo từng khối lớp.

          - Tổ chức nghiêm túc các tiết kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đặc biệt các kỳ KSCL đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh, tìm nguyên nhân và có biện pháp tích cực nâng cao chất lượng dạy và học.

                   Đối với học sinh lớp 9 cần có sự quan tâm đặc biệt để khi các em tốt nghiệp phải nắm được đầy đủ kiến thức chương trình, vì vậy giáo viên các môn đặc biệt là môn văn và toán cần xác định đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức và về đánh giá chất lượng. Qua các bài kiểm tra, các đợt khảo sát cần thực hiện nghiêm túc để có cơ sở đánh giá phân tích nguyên nhân chủ quan của giáo viên trong việc giảng dạy, rút kinh nghiệm, đề xuất với nhà trường tìm biện pháp và có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

          -Việc phụ đạo học sinh yếu: Học sinh yếu được phân loại vào đầu năm, đánh giá từng đối tượng yếu về mặt nào, nguyên nhân học yếu, Giáo viên tất cả các bộ môn đều phải nắm được số học sinh này. Trong các tiết học chính khoá, học thêm, phải thường xuyên quan tâm tới đối tượng yếu, cần khuyến khích các em khi các em cố gắng, Cần xây dựng sự tự tin cho các em trong học tập và các hoạt động tập thể khác. Các đợt đánh giá để nâng cao mức độ yêu cầu đối với các em.

          - Các lớp yếu giáo viên dạy phải thực sự quan tâm đến từng đối tượng đặc biệt là việc đi học chuyên cần và việc định thời gian học ở nhà của các em. Thường xuyên thông tin hai chiều với phụ huynh để tìm biện pháp giúp các em tiến bộ.

          - Tổ chức tốt phong trào giúp đỡ nhau trong học tập như phong trào đôi bạn cùng tiến...

          - Các tổ chuyên môn phối hợp với công đoàn, Đoàn TNCS HCM tổ chức tốt  sân chơi bộ môn cho học sinh theo kiến thức của chương trình phổ thông các em đang học.

          - Làm tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học, Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học sẳn có, coi trọng các tiết thực hành, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn.

          - Cùng với hội khuyến học tiến hành kiểm tra góc học tập của học sinh ở nhà có trách nhiệm tham mưu với các tổ chức đoàn thể, với phụ huynh trong việc quản lý các em tự học ở nhà.  

          - Từng giáo viên bộ môn cần tăng cường kiểm tra việc học tập của học sinh ở lớp cũng như việc tự học ở nhà. Nắm chắc đối tượng và có yêu cầu cụ thể  đối với từng học sinh.

          - Coi trọng phong trào vở sạch chữ đẹp. Giao cho giáo viên phụ trách môn văn phụ trách ở các lớp, tổ xã hội lên kế hoạch chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện.

          - Tham mưu với Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh để có chế độ khuyến khích đối với những học sinh đạt thành tích cao và có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện.

          Tăng cường quản lý công tác dạy thêm và dạy phụ đạo học sinh tại trường.

          Tiếp tục đánh giá thi đua CBGV theo các tiêu chí đưa chất lượng hiệu quả giảng dạy lên hàng đầu theo các tiêu chí sửa đổi được soạn thảo.

1.3. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

1.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học.

          100% giáo viên thực hiện đối mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá giáo viên theo chuyên đề đã triển khai.

           Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh và hình thành phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, xây dựng sự tự tin cho các em trong việc tiếp cận kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng sống cho các em.

          - Giáo viên phải nắm vững kiến thức chương trình giảng dạy, nghiên cứu kỹ bài dạy, mục đích yêu cầu của tiết dạy, truyền đạt đúng đủ kiến thức. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh, song phải đi đúng trọng tâm yêu cầu của nội dung chương trình cần đạt.

- Tích hợp các nội dung dạy học, giáo viên chủ động thực hiện kế hoạch dạy học. BGH tổ chức cho các tổ chuyên môn hội thảo những phương pháp dạy học, chọn những đồng chí dạy tốt để dạy thể nghiệm cho tổ viên cùng dự và rút kinh nghiệm.

 Các  tổ chuyên môn căn cứ vào những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá để xây dựng kế hoạch cụ thể và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ năng lực đội ngũ giáo viên để đảm bảo thực hiện có hiệu quả.

          Trong giờ chính khóa, đảm bảo cân đối trong việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh; chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học.        Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Thực hiện tốt “Trường kết nối” VNEDU TEACH. Thực hiện chuyên đề sử dụng kiến thức liên môn trong một số tiết dạy.

          Mỗi giáo viên coi trọng các tiết thực hành trong chương trình và hướng dẫn chăm sóc kỹ năng thực hành của từng học sinh. Khai thác hiệu quả các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn.

1.3.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá

- Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá, các nhà trường thực hiện có hiệu quả các giải pháp:

+ Thực hiện đúng thông tư 58/2011 của Bộ GD&ĐT về Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT;

Giáo viên bộ môn đảm bảo đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành. Đề 15 phút do tổ nhóm thống nhất, đề từ 1 tiết trở lên nhất thiết phải có xét duyệt của tổ chuyên môn và BGH mới được sử dụng.

Mỗi giáo viên chấm chữa bài phải chữa được lỗi, chỉ ra được những cái sai trong bài làm của từng học sinh, phải ghi rõ vào phần lời phê của thầy, cô giáo, công khai điểm và vào sổ điểm đúng thời gian quy định.

+ Trong quá trình ra đề  kiểm tra phải xây dựng ma trận, kết hợp một cách hợp lí giữa tự luận và  trắc nghiệm khách quan (nếu có); dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng.

+ BGH  chỉ đạo Giáo viên kết hợp giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài đối với học sinh để đánh giá đúng năng lực, chất lượng học sinh từ đó có kế hoạch bồi dưỡng hiệu quả và đúng đối tượng.

          -  Thực hiện quy định về kiểm tra đánh giá đối với một số bộ môn học đặc thù, các tiết kiểm tra thực hành ở các bộ môn khác:

+ Đối với môn Giáo dục công dân, cần kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm mức độ đạt được về kiến thức kĩ năng với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh. Cần đổi mới nội dung và hình thức trong quá trình dạy môn GDCD để tạo sự chuyển biến tích cực trong việc giáo dục đạo đức lối sống, hành vi và ý thức pháp luật cho học sinh, tránh giáo điều xa rời thực tế.

+ Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, cần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tăng cường nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và những kiến thức đã được học; hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học.

          - Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm chữa bài. Ra đề kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiêm dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo mức độ nhận biết, tăng cường mức độ thông hiểu và vận dụng.

          - Việc xác định kiến thức kiểm tra, mức độ đánh giá, tỷ lệ đánh giá theo mức độ tư duy của học sinh cần được thống nhất trong các tổ, nhóm chuyên môn. Mỗi giáo viên cần phải có sổ lưu đề kiểm tra môn học mình giảng dạy để tiện cho công tác quản lý.

          - Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác kiểm tra định kì, khảo sát chất lượng ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá.

          Tổ chức học tập và chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh vào cuối kỳ và cả năm.

          Kiểm tra đánh giá giáo viên: Nhà trường tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân kế hoạch giảng dạy của giáo viên bằng hình thức đột xuất, theo đợt thi đua. Sau mỗi đợt thi đua nhà trường tập hợp số liệu đánh giá các mặt hoạt động của giáo viên để đánh giá thi đua. Việc đánh giá thi đua được nhà trường xây dựng trên tinh thần lấy hiệu quả chất lượng đào tạo, chất lượng giảng dạy, thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học là các tiêu chí chính đặc biệt là tiêu chí về chất lượng đào tạo.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL.

3.1  Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

* Chỉ tiêu

- 100% CBGV không vi phạm quy chế chuyên môn và có bộ hồ sơ đạt Khá – Tốt.

- 100% GV tham gia viết và áp dụng SKKN, tham gia dự thi tích hợp liên môn ( Nếu có), trong đó có 08 – 10 xếp loại A cấp trường, 05 - 07 SKKN xếp loại cấp TP, 02 - 03 xếp loại cấp tỉnh

- GV giỏi cấp trường 10 – 12 đ/c (đạt tỷ lệ 60% GV trong tổ trở lên),  

- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 02 đ/c.

- 100% GV sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.

- 100% CBGV biết ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động dạy và học, đặc biệt trường kết nối. Tham gia dự thi sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy.

- Mỗi đồng chí quản lý và mỗi CBGV đều giải quyết được ít nhất 01 nội dung  sử dụng kiến thức liên môn, tham gia trường học kết nối.

Tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và đúc rút SKKN, tích hợp liên môn, đề tài thực sự có tính thực tiễn trong quản lý, giáo dục và giảng dạy. Các đề tài phải đề xuất từ đầu năm học và được BGH duyệt đề cương; nhà trường đăng ký tên các đề tài được nghiên cứu, thực hiện trong năm về Phòng GD&ĐT.

* Các giải pháp thực hiện

- Tham gia đầy đủ các buổi học chuyên đề được triển khai.

- Về sinh hoạt tổ chuyên môn, mỗi tháng có ít nhất 2 buổi sinh hoạt. Trong năm chú trọng các hội thảo như: Đánh giá xếp loại giờ dạy GV theo chuẩn mới 12 tiêu chí, Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà đặc biệt chất lượng

- Chủ động, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường.

- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí chỉ đạo; năng lực lãnh đạo và chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; đảm bảo chỉ đạo thông

 thoáng, không cứng nhắc, máy móc.

          - Thực hiện Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ GD&ĐT v/v Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giả; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học Công văn sổ 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT V/v xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giảo viên;

          Tổ chức nghiêm túc việc đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo thông tư số 14/2018/TT-BGĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của bộ giáo dục và đào tạo) chú trọng đến việc xây dựng các hồ sơ minh chứng cho việc đánh giá xếp loại trên để quản lý và theo dõi.

- Trong năm học, giải quyết được ít nhất một nội dung chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

          - Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán chuyên môn (tổ trưởng, GVG), xây dựng và phát huy vai trò của GV cốt cán trong tổ chuyên môn làm lực lượng nòng cốt tạo điều kiện và hỗ trợ cho giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đảm bảo nguồn quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định.

- Nâng cao nhận thức trong CBQL về việc tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ. Đặc biệt thường xuyên tự học, nghiên cứu về nội dung, chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học... để chỉ đạo thực hiện

- Cán bộ quản lý phải có kiến thức tin học tối thiểu trong quản lí nhà trường.

4. Tăng cường CSVC, trang thiết bị, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

4.1 Về xây dựng cơ sở vật chất:

 - Nhà trường lấy tiêu chí xây dựng trường Chuẩn Quốc gia làm mục tiêu trong xây dựng. BGH làm  tham mưu với lãnh đạo địa phương, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Việc XHH giáo dục phải thực hiện đúng quy định, chống lạm thu trong nhà trường .

- Nhà trường tổ chức xây dựng, cải tạo khuôn viên trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp. Sắp xếp khu hiệu bộ khoa học, sửa chữa, tu bổ các công trình vệ sinh, điện nước, xử lý rác thải, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh và giáo viên. Mua sắm các dụng cụ cho phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ. Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/ 2000 của Bộ Y tế.

          + Mua sắm bàn ghế phòng sinh hoạt tập thể, tu sửa mua sắm cho phòng thực hành Hóa-sinh, Lý-CN, máy tính văn phòng. Tiếp tục tham mưu trong việc xây nhà vệ sinh cho học sinh.

4.2  Mua sắm trang thiết bị, sách tài liệu.

          Mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt cho phòng học như bảng từ, quạt cho GV ở các phòng chức năng, lớp học.

          Băng rôn, biểu ngữ, khẩu hiệu chiến lược trong năm, cờ các loại.

          Mua thêm máy tính phục vụ văn phòng, mua bổ sung máy tính cho phòng tin theo kế hoạch.

* Về thư viện và đồ dùng dạy học:

          Bộ phận chuyên môn kiểm tra đánh gia tình hình trang thiết bị, tài liệu phục vụ giảng dạy đề xuất mua sắm thêm các trang thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy. Chỉ đạo, tổ chức quản lí cho mượn, và sử dụng đồ dùng dạy học đảm bảo có hiệu quả.

          - Sử dụng nguồn thu bổ sung cho đồ dùng dạy học hợp lý đúng mục đích, hoàn thiện hồ sơ cho tủ sách pháp luật đã được mua sắm bổ sung.

4.3  Công tác sử dụng, bảo quản.   

          - Để đảm bảo các tài liệu, đồ dùng dạy học được sử dụng có hiệu quả. Cần chỉ đạo các tổ thống kê danh mục ở các bộ môn. Sắp đặt khoa học, tiện dụng cho công tác sử dụng và bảo quản.

          Những tiết học yêu cầu có đồ dùng trực quan, hoá thí nghiệm, thực hành mà trong phòng có thì nhất thiết giáo viên bộ môn phải sử dụng. Nhà trường sẽ theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thông qua sổ mượn, trả và kế hoạch giảng dạy của mỗi giáo viên.

          Khi sử dụng phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp.

          Mọi thành viên trong nhà trường đều phải có ý thức bảo quản cơ sở vật chất nhà trường, mọi hư hỏng mất mát phải được sử lý đúng mức, làm mất phải đền, hư hỏng thì tuỳ theo nguyên nhân và mức độ để xử lí.

          Việc mượn, trả phải có ký nhận rõ ràng.

4.4. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia, xây dựng thư viện chuẩn:

4.4.1. Tiếp tục thực hiện các tiêu chí về trường chuẩn Quốc gia đồng thời với việc đánh giá ngoài. Hoàn thiện hồ sơ và các tiêu chí về cơ sở vật chất còn thiếu, bố trí sắp đặt sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất duy trì và phát huy các tiêu chí khác.

5. Đổi mới công tác quản lí giáo dục

          Tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 2 (Khoá 8) của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong việc chấn chỉnh kỹ cương nề nếp, làm tốt chức năng quản lý nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.

          Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng với giáo viên và học sinh, giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng nề nếp kỷ cương học đường cho học sinh.

          Chỉ đạo tốt ban kiểm tra nội bộ nhằm tăng cường kiểm tra chuyên môn, đưa hoạt động chuyên môn vào chiều sâu. Xây dựng tiêu chí đánh giá theo tinh thần các chỉ tiêu của PGD.

          Đảm bảo chất lượng của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động của nhà trường.

          Thực hiện nghiêm túc quy định về kiểm tra và xử lý thông tin báo cáo.

          Phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và Công đoàn, đẩy mạnh hoạt động dân chủ hoá công tác quản lý trường học và cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" với hoạt động đa dạng và phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực.

          Tổ chức tốt công tác thi đua trong trường tạo, xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua nhằm tạo nên một khí thế mạnh mẽ trong công tác dạy và học.

          Thường xuyên duy trì chế độ kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đối với chuyên môn của từng đồng chí giáo viên. Có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời những sai phạm trong chuyên môn.

          Lập kế hoạch chương trình các hoạt động của nhà trường theo từng tuần, tháng và theo từng chủ điểm điểm, trọng điểm. Xây dựng quy chế, lề lối làm việc giữa các đoàn thể và thành viên trong nhà trường.

          Chỉ đạo tốt việc trực và giao ban (thứ 2 đầu tuần giao ban BGH, TTCM, TPTĐ, Tổ hành chính..., thứ 7 giao ban giáo viên chủ nhiệm) để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của nhà trường mà có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

          Thực hiện tốt chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, học sinh .

          Căn cứ vào chức năng, năng lực công tác của các đồng chí giáo viên trong trường để thành lập hội đồng giáo dục, hội đồng thi đua và khen thưởng, chỉ đạo các hội đồng này hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ mà bộ giáo dục quy định và theo điều lệ trường phổ thông trung học.                     

C. NHỮNG CHỈ TIÊU LỚN PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC

- Duy trì sỹ số đạt trên 99%, học sinh đi học chuyên cần trên 98% kết quả phổ cập trên 95%

- 100% HS xếp loại hạnh kiểm khá tốt, không có HS vi phạm tệ nạn xã hội.

- 98% HS xếp loại học lực TB trở lên, không có HS xếp loại học lực kém trong đó: 45% Khá, Giỏi 18% trở lên.

- Khảo sát các đợt của PGD xếp tốp 5 toàn thị.

- HS giỏi cấp TP 40 giải trở lên. HS giỏi cấp tỉnh 2 giải trở lên

- Công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu được xếp trong tốp 5 trường dẫn đầu của TP.

- Lên lớp thẳng 98% trở lên, lên lớp sau thi lại 100%, công nhận TN THCS 100%. Thi vào THPT trên 90% trở lên số học sinh tốt nghiệp. Chất lượng thi vào THPT vượt mặt bằng chung 15% xếp tốp 5.

- Tham gia thi các môn của Hội khoẻ phù đổng cấp thành phố xếp tóp 5.

          Lớp tiên tiến 6/8.

1. 2. Giáo viên:

          100% giáo viên nghiên cứu kỹ bài dạy và có giáo án trước khi lên lớp, Hồ sơ đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu.

Mỗi giáo viên có 2 tiết dạy thao giảng chọn giáo viên giỏi trường/năm, 1 tiết tham gia tích hợp liên môn.

- Dự được 20 tiết.

          -100% số giáo viên có sổ đăng ký sử dụng và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả theo qui định.

-Số giáo viên đạt LĐTT: 90%, LĐXS 50%, không có giáo viên nào xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

- Chiến sỹ thi đua: 2 Đ/C

- Giáo viên giỏi cấp trường: 10 - 12 Đ/c

          - Mỗi giáo viên có 1 SKKN và bài thi tích hợp liên môn (nếu có) (mỗi tổ có 5 bài đạt cấp TP)

3. Nhà trường:

          - Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc việc dạy thêm học thêm, các khoản thu trong nhà trường, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.

          - Duy trì phát huy những đạt được về cơ quan văn hoá, trường chuẩn Quốc gia. Tham gia đăng ký kiểm định chất lượng đánh giá ngoài và xây dựng công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia.

          - Trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

 

     Nơi nhận:

- Phòng GDDT (để Báo cáo);

- Chi bộ ( Để báo cáo)

- Tổ CM, Đoàn TN, Đội

- Thông báo toàn trường

- Lưu: VT.

                        HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                             Nguyễn Sỹ Thuấn                 

 

 

 

 

         


NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THÁNG

 

Thời gian

Nội dung công việc

Ghi chú (bổ sung)

Tháng 8/2019

Chào mừng kỷ niệm cách mạng tháng 8.

+ Nhà trường chuẩn bị tốt cơ sở vật chất thiết yếu cho năm học mới.

+ Hoàn tất tuyển sinh, biên chế lớp, công tác chuẩn bị cho năm học mới .

+ Báo cáo tình hình chuẩn bị năm học 2019-2020, kế hoạch tổ chức khai giảng ngày 05/9/2019 theo Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2019 -2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

+ Tập huấn và triển khai các chuyên đề do Sở giáo dục tổ chức.

+ Hoàn thành xây dựng kế hoạch và tiêu chí đánh giá thi đua năm học 2019-2020 của các nhà trường.

+ Dự tổng kết năm học 2018-2019 toàn ngành, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020;

+ Rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham mưu cho UBND thành phố xây dựng phương án luân chuyển;

+ Triển khai Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2019 -2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

+ Triển khai, thực hiện Cuộc thi tìm hiểu di chúc Bác Hồ cấp thành phố ( Ngành GD&ĐT đạt giải nhất cấp thành phố).

+ Thực hiện bồi dưỡng chính trị cho cán bộ quản lý các nhà trường trên toàn địa bàn thành phố.

+ Hướng dẫn một số nội dung tổ chức ‘‘Tuần sinh hoạt công dân - học sinh’’ năm học 2019-2020.

+ Phát động Cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh Tiểu học và THCS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 9/2019

Tháng 9 năm 2019: Toàn ngành tiếp tục tuyên truyền, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020; tiếp tục thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29 Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8- Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ”; tham gia kỷ niệm 74 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; là năm học thứ năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Đại hội Đảng Bộ thành phố lần thức XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2020

+ Khai giảng năm học 2019-2020;

+ Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh”,.

+ Tổ chức hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới theo đúng chủ đề chủ điểm..

+ Triển khai tháng cao điểm phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS đợt 1; tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua hoạt động tập thể, ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, chủ điểm...

+ Tổ chức đánh giá chất lượng học sinh đầu năm để phân loại đối tượng học sinh. Xây dựng kế hoạch phân loại từng đối tượng học sinh để lên kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng học sinh giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu kém.

+ Tham gia các chuyên đề đã tiếp thu tại Sở giáo dục.

+ Thi học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 9 cấp thành phố và tham gia đội dự tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh.

+ Lập danh sách giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh;

+ Duyệt hồ sơ cấp phép, dạy thêm, học thêm.

+ Thẩm định dự toán thu chi ngoài ngân sách, kế hoạch vận động tài trợ;

+ Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề;

+ Tự kiểm tra kết quả PCGD THCS; lập tờ trình đề nghị thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS.

+ Xây dựng các kế hoạch của nhà trường trong năm học 2019-2020.

+ Kiểm tra đầu năm các đơn vị nhà trường.

+ Nộp báo cáo đầu năm theo đúng kế hoạch.

+ Nhà trường hoàn thành Hội nghị CNVC đầu năm học.

+ Thực hiện tự kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên và đăng kí đánh giá ngoài. (Đối với các trường đạt chuẩn quốc gia bắt buộc phải đăng kí và thực hiện đánh giá ngoài).

+ Phối hợp với tập đoàn công nghệ viễn thông Vettet trao quà hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nhân dịp Lễ  khai giảng năm học mới 2019 – 2020.

+ Triển khai kế hoạch Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019-2021

+ Triển khai công tác Bảo hiểm y tế trường học( thực hiện theo công văn số 3518/ UBND – PGD&ĐT ngày 5/9/2019 của UBND thành phố).

+ Phát động Cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh cấp trường.

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 10/2019

Tháng 10 năm 2019: Thực hiện tuần lễ “Học tập suốt đời” và khai giảng Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường; phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; chào mừng kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi th­ư cho Ngành giáo dục (15/10), chào mừng Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10); Ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (02/10).

+ Tổ chức kỉ niệm 20/10

+ Tổ chức khai giảng Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường; tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.

+ Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa lớp 9 cấp thành phố: Buổi sáng thi 5 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Sinh học, Địa lý; Buổi chiều thi 4 môn: Vật lý, Hóa học, Lịch sử, GDCD.

+ Thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 20/10 và 20/11

+ Thi giáo viên giỏi cấp tỉnh

+  Kiểm tra các khoản thu đầu năm tại các cơ sở giáo dục.

+ Soạn giảng tiết dạy mẫu Kỹ năng sống (dự kiến THCS Quảng Châu)

+ Chấm Cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh cấp thành phố.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 11/2019

Tháng 11 năm 2019: Phát động phong trào thi đua “Hai tốt”, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hướng tới chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; chào mừng kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa; Qua các phong trào thi đua và lễ kỷ niệm, giáo dục cho học sinh truyền thống “Tôn sư - trọng đạo”, "Uống nước nhớ nguồn"; tình yêu mái trường, thương yêu bè bạn, thi đua học tập và rèn luyện tốt.  

+ Tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống “Tôn sư - trọng đạo”

+ Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng  và tổ chức kỷ niệm 37 ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

+ Các trường tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 20/11

+ Thi giáo viên giỏi cấp tỉnh

+ Các nhà trường rà soát chương trình kịp điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo nhiệm vụ năm học.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm (dự kiến THCS Quảng Hùng);

+ Kiểm tra công nhận phổ cập GD tại các trường.

 

 


 

 

 

 

 

Tháng 12/2019

Tháng 12 năm 2019   Tổ chức các hoạt động tham gia kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng sống cho học sinh; duy trì có nề nếp các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học.

          + Tổ chức phát động, triển khai đợt 2, tháng cao điểm phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục thực hiện Thông tư số 31 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục.

+ Thi đua lập thành tích chào mừng và tổ chức kỷ niệm ngày thành lập QĐND ngày quốc phòng toàn dân;

+ Các trường chuẩn bị chu đáo tổ chức thi Học kỳ I nghiêm túc theo tinh thần đổi mới công tác kiểm tra đánh giá.

+ Tổ chức khảo sát chất lượng các môn văn hóa theo đề của Sở và Phòng.

+ Triển khai tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS;

+ Kiểm tra chuyên môn các nhà trường  đợt 1

+ Báo cáo công tác phổ cập THCS theo định kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 01/2020

 

 

Tháng 01 năm 2020: Chào mừng ngày học sinh sinh viên toàn quốc

+ Tổ chức kiểm tra học kỳ I.

+ Tổng hợp báo cáo 2 mặt chất lượng học kỳ I

+ Sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2019-2020.

+ Kiểm tra đột xuất các nhà trường (PGD). 

+ Tổ chức chấm bài thi tích hợp kiến thức liên môn và dạy học theo chủ đề cấp trường và cấp thành phố.

+ Gửi bài tham dự cuộc thi liên môn và dạy học tích hợp cấp tỉnh.

+ Kiểm tra thực hiện dạy học theo chủ đề.

+ Thi giáo viên giỏi cấp thành phố

+ Triển khai kế hoạch nghỉ tết Nguyên Đán năm 2020

 

 

Tháng 02/2020

Tháng 02 năm 2020: Toàn ngành phát động phong trào thi đua “Hai tốt”, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tham gia chào mừng kỷ niệm lần thứ 90 Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020); giáo dục cho các thế hệ trẻ Việt Nam lòng tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại.

+ Tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/2/1930- 03/2/2020).

+ Thực hiện nhiệm vụ học kỳ II.

+ Thi giáo viên giỏi cấp thành phố

+ PGD kiểm tra các hoạt động sau tết Nguyên đán.

 

 

Tháng 3/2020

Tháng 03 năm 2020  Phát động thi đua “Dạy tốt, học tốt”, các hoạt động văn hóa, thể thao tham gia chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3;

+ Tiếp tục chỉ đạo chấn chỉnh kỷ cương nề nếp dạy và học, qui chế chuyên môn, quản lý nhà trường. tổ chức tốt các phong trào hoạt động tập thể gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp Tỉnh.

+ Thi học sinh giỏi 3 môn Văn- Toán – Tiếng anh  khối 6,7. (Buổi sáng thi Toán, Văn; buổi chiều thi môn Tiếng Anh)

+ Kiểm tra chuyên môn các nhà trường đợt 2 (PGD)

+ Thi đua tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 và ngày 26/3.

 

 

Tháng 4/2020

Tháng 04 năm 2020. Tổ chức các hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt”, văn hóa, văn nghệ, thể thao tham gia chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Đất nư­ớc (30/4) và Ngày Quốc tế lao động 1/5; duy trì nề nếp dạy học và quy chế chuyên môn;

+ Tiếp tục duy trì nề nếp dạy và học, qui chế chuyên môn, rà soát việc thực hiện điều lệ trường học thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh.

+ Tổ chức khảo sát chất lượng các môn văn hóa theo đề của Sở và Phòng.

+ Thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa lớp 8 cấp thành phố: Buổi sáng thi 5 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Sinh học, Địa lý; Buổi chiều thi 4 môn: Vật lý, Hóa học, Lịch sử, GDCD.

+ Tổ chức kiểm tra chất lượng học kỳ II

+ Tổng hợp kết quả chất lượng hai mặt học kỳ II

+  Báo cáo PCGD THCS theo định kỳ.

 

 


Tháng 5/2020

Tháng 05 năm 2020   Toàn ngành tổ chức phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và các hoạt động văn hóa, thể thao tham gia chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954; Ngày Sinh nhật Bác Hồ 19/5; hưởng ứng tháng công nhân; tổ chức Tổng kết năm học và chia tay học sinh lớp cuối cấp ra trường.

+ Báo cáo tổng kết chuyên môn.

+ Xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2019-2020.

+ Sơ kết các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

+ Tổng kết năm học 2019-2020

+ Hoàn thành xét thi đua cấp thành phố

+ Thẩm định kết quả BDTX.

 

 

 

 

 

 

 

Tháng

6/2020

Tháng 06 năm 2020   Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tháng hành động vì trẻ em, Ngày Gia đình Việt Nam; tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn, vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021.

+ Hoàn thành xét và công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2019-2020.

          + Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn, vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2019-2020.

+ Triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn hè năm 2020.

+ Tuyển sinh vào Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ

 

 

 

 

Tháng

7/2020

Tháng 07 năm 2020   Tổ chức các hoạt động tham gia kỷ niệm Ngày Th­ương binh, Liệt sỹ (27/7): “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ; gia đình có công với cách mạng.

+ Tập huấn chuyên đề cho giáo viên các bộ môn, triển khai bồi dưỡng cấp chứng chỉ năm 20209.

+ Tuyển sinh học sinh vào lớp 6 năm học 2020-2021.

+ Tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm ngày 27/7/2020.

 

 

 

 

Tháng 8/2020

Chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9. Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho năm học mới.

- Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021.

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL, GV theo quy định của Sở GD&ĐT, học tập Nghị quyết, văn kiện của Đảng về mục tiêu, nội dung đổi mới chương trình GDPT.

- Tổ chức ôn tập, kiểm tra, xếp loại học lực cho HS sau thi lại. Xét lên lớp đối với Học sinh thuộc diện xếp loại học lực sau thi lại và rèn luyện Hạnh kiểm trong hè; Biên chế lớp năm học 2018-2019.

- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học năm học 2020-2021 theo kế hoạch của Sở GD&ĐT.

- Kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.

 

                                     
TRƯỜNG THCS QUẢNG HÙNG               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 

 


 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ CÁN BỘ GIÁO VIÊN.

 

I. ĐỐI VỚI HỌC SINH.

1. Nội quy học sinh

Điều 1 : Học sinh phải kính trọng, lễ phép đối với thầy cô giáo, nhân viên nhà trường; tôn trọng và quan tâm đến mọi người; đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn, tuyệt đối không gây gỗ đánh nhau và có hành vi vô lễ với người lớn.

Điều 2 : Học sinh học bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp. Học sinh khi đến trường mặc đồng phục theo quy định; không mang theo đồ chơi bạo lực, vật dụng có thể gây thương tích, không bôi son, đánh phấn, nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân; không được đeo đồ trang sức, ăn quà vặt trong trường. 

Điều 3: Học sinh đi học đúng giờ và phải có đầy đủ dụng cụ học tập theo quy định, học sinh nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh; không được bỏ giờ, trèo tường ra ngoài khu vực trường. Trong giờ học tích cực xây dựng bài, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. Không ra khỏi khu vực trường trong buổi học khi chưa có sự cho phép của các thầy cô giáo trong trường.

Điều 4: Học sinh không được uống bia rượu, hút thuốc, đánh bạc, vận chuyển tàng trử và sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, nói tục chửi thề, viết vẽ lên tường và bàn ghế.

Điều 5: Học sinh phải chấp hành tốt luật lệ ATGT, đi đúng phần đường, không đi xe đạp hàng hai hàng ba hoặc lạng lách trên đường; không đi xe đạp, đá bóng trong sân trường.

Điều 6: Học sinh phải có ý thức bảo vệ tài sản chung của lớp, của trường; không được bẻ phá cây xanh, cây cảnh, bồn hoa, phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Không được vào khu hiệu bộ, khu phòng chức năng khi chưa được phép.

Điều 7: Học sinh thực hiện kỷ luật, trật tự, thẳng thắn đấu tranh xây dựng tập thể, chống các hiện tượng tiêu cực trong và ngoài nhà trường. Thực hiện tốt nền nếp sinh hoạt đầu giờ, thể dục giữa giờ.

Điều 8: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, lao động và sinh hoạt ngoài giờ, ngoại khóa do các tổ chức và nhà trường phát động.

Điều 9: Học sinh phải triệt để chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Điều 10: Tất cả học sinh THCS Quảng Hùng phải chấp hành tốt những nội dung trong nội quy nhà trường. Tập thể, cá nhân nào thực hiện tốt sẽ được khen thưởng.

2. Quy định đối với học sinh

1. Đi đến trường:

          Học sinh đến trường và về nhà đúng giờ, không la cà, thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông; mang đầy đủ cặp, sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ theo quy định.

          Trang phục đội viên theo nhà trường đã quy định, đặc biệt đầu tóc gọn gàng theo chuẩn quy định của nhà trường. (Không nhuộm tóc, tạo kiểu tóc diễn viên, tài tử, cầu thủ..., không sơn móng tay, móng chân, mang đồ trang sức có giá trị, mang nhiều tiền khi chưa có nhu cầu chính đáng; nam không đeo khuyên tai).

          Khi thực hiện các đội hình sinh hoạt ngoài giờ không gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy. Không tụ tập và mua hàng rong trước cổng trường. Trong trường đi đúng phần đường quy định dành cho học sinh.

          Để xe ngay ngắn đúng nơi quy định.

          Không mang đồ ăn, uống vào trường, không hút thuốc lá.

          Không sử dụng, trao đổi, các ấn phẩm văn hoá đồi trụy, các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường, địa phương và an ninh quốc gia.

          Không mang hung khí, vật liệu cháy nổ; rượu, bia vào trường.

          Không mang theo các thiết điện, bị điện tử mà không phục vụ trực tiếp công việc học tập vào trường.

          Thực hiện nghiêm túc sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, lao động theo sự chỉ đạo của cán bộ lớp, GV CN, thầy cô quản lý.

2. Ở trong lớp học:

          Ngồi đúng bàn ghế đã được giao theo sơ đồ chỗ ngồi đã được sắp xếp. Đảm bảo nền nếp tiết học.

          Học sinh phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công việc mà thầy, cô và nhà trường giao. Trong mỗi tiết học chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng dẫn giảng dạy của thầy cô giáo.

          Tự bảo quản tài sản, vật dụng cá nhân, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung cũng như tài sản của thành viên khác trong trường.

          Giữ gìn vệ sinh lớp học, tiết kiệm nước uống, điện.

          Kiểm tra lớp khi tan học; thực hiện đầy đủ các quy định tắt thiết bị điện đóng chốt cửa phòng.

3. Giờ ra chơi:

          Không ra khỏi trường, và đến khu hiệu bộ khi chưa cho phép. Không được rượt đuổi, chen lấn xô đẩy, la hét gây ồn ào mất trật tự trong trường.

4: Tác phong sinh hoạt trong trường. Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt nội quy nhà trường;

5. Điều khoản thi hành.        

          Tập thể, cá nhân nào thực hiện tốt sẽ được khen thưởng. Các vi phạm tuỳ theo mức độ đều được xử lý theo một số hình thức sau:

          1. Kiểm điểm có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và chi hội trưởng phụ huynh.

          2. Kiểm điểm có xác nhận của, phụ huynh, Chi hội khuyến học thôn và Hội khuyến học xã.

          3. Kiểm điểm có xác nhận của phụ huynh, ban cong tác Mặt trận thôn và công an xã.

            Tái phạm hay vi phạm nặng xử phạt xếp hạ hạnh kiểm, hạ xếp loại thi đua của lớp, đình chỉ học có thời hạn hay vô thời hạn.


II. ĐỐI VỚI CB GV.

1. Với bộ phận hành chính:       

 1.1 Đối với văn thư, quản lý thiết bị;phòng chức năng: thực hiên chế độ 40 giờ trong tuần; quản lý hồ sơ sổ sách của nhà trường, bảo quản tốt tài sản của nhà trường giao, chuẩn bị các đồ dùng dạy học kịp thời khi giáo viên bộ môn yêu cầu, giao nộp, lưu trử công văn đúng quy định. Thực hiện chế độ trực. Đảm bảo vệ sinh khu hiệu bộ. Các phòng thực hành thí hoá nghiệm, đồ dùng, phòng tranh được mở cửa trong tât cả các tiết dạy chính khoá trong tuần.

          - Phòng tin họat động dưới sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của ban giám hiệu.

1.2 Đối với kế toán thực hiện chế độ 40 giờ, khi đi công tác phải có lịch, hoặc công văn của cấp trên. Đảm bảo chế độ kịp thời cho giáo viên, có đầy đủ hồ sơ sổ sách, chứng từ đúng qui định, giúp hiệu trưởng quản lý tốt tài chính, tài sản của nhà trường; tham gia các hoạt động tập thể khác.

 1.3 Đối với tổng phụ trách Đội, phụ trách lao động.

      - Tổ chức tốt đội cờ đỏ kiểm tra chặt chẽ nề nếp của học sinh.

      - Tổ chức đánh giá, xếp loại kịp thời hoạt động từng ngày, từng tuần cuả từng khối lớp.

       - Lập kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức tốt các buổi chào cớ đầu tuần...Cùng với GVCN tổ chức các buổi lao động khoa học và hiệu quả.

2. Đối với giáo viên: Thực hiện chế độ 40 giờ. Những giáo viên nào chưa đủ giờ chuẩn thì bố trí dạy bù vào thời gian sau (hoặc bố trí phù đạo học yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi cho đủ tiết chuẩn). Nếu thừa giờ chuẩn trả theo chế độ hiện hành.            

          Có đủ hồ sơ giáo án theo qui định trước khi lên lớp.

          Chấm chữa bài, vào điểm cho học sinh đúng đủ kịp thời.

          Tổng kết đánh giá học sinh chính xác, vô tư, trung thực đúng với qui chế.

          Chuẩn bị đồ dùng thực hành trước 1 tiết dạy.

          Tham gia đầy đủ các buổi hội họp của nhà trường, của tổ

          Đến trường, lên lớp phải, trang phục giản dị đúng mô phạm.

          Không để đồ dùng dạy học, sách vở học sinh, các vật dụng cá nhân qua buổi tại văn phòng, phòng họp. Có ý thức vệ sinh khu vệ sinh giáo viên.

          Tham gia các buổi hoạt động xã hội đầy đủ

          Đảm bảo đủ ngày công, nếu nghỉ phải có gấy xin phép. 

          Thực hiện chế độ trực.

          Chịu trách nhiệm về nề nếp học sinh trong tiết dạy. 

* Đối với giáo viên chủ nhiệm:

          Có trách nhiệm trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của học sinh. Chịu trách nhiệm trước nhà trường về phong trào hoạt động của lớp, tài sản trong lớp. Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chi đội theo lớp.

          Tổ chức các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể của lớp có chất lượng.

          Theo dõi chặt chẽ việc đi học chuyên cần của học sinh, quản lý sổ điểm, sổ đầu bài, ghi chép kịp thời trung thực các sổ sách qui định. 

          Thu đúng, thu đủ các khoản thu mà nhà nước quy định và phụ huynh thoả thuận. Thu đến đâu nạp đến đó, không xâm tiêu quĩ của trường, nếu kiểm tra phát hiện đã có xâm tiêu, BGH sẽ sử phạt hành chính theo qui định. Thực hiện trả phần trăm thu theo quy định.       

*Qui định chế độ trực:

          CB Giáo viên trực đến trước buổi học 5 phút, về sau buổi học 5 phút.

          Theo giõi tình hình học sinh, giáo viên đi học và dạy trong ngày; ghi vào sổ trực và bảng theo dõi sỹ số và xếp loại các lớp trong ngày.

          Theo dõi và điều hành các tiết dạy theo thời gian biểu đã được niêm yết; phát và thu sổ đầu bài cho các khối lớp

          Giải quyết những trường hợp bất thường xảy ra trong buổi trực.

3. Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.              

          Các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, tổ nữ công, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên hoạt động theo nhiệm vụ chính trị của mình. Đều dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Chi bộ đảng.

          Đối với Công đoàn cùng với nhà trường xây dựng quy chế phối hợp giữa Nhà trường và Công đoàn. Tường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường và các tổ chức khác trong nhà trường. Việc thu chi của Công đoàn đảm bảo nguyên tăc tài chính do công đoàn cấp trên quy dịnh

          Đối với Đoàn thanh niên, đội thiếu niên. Công tác Đoàn đội được sự chỉ đạo trực tiếp cua chi bộ và ban giám hiệu nhà trường. Công tác thu chi của tổ chức thể hiện đầy đủ qua hồ sơ kế toán trường.

 

                                                                                                   HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

-  Phòng GD&ĐT TP Sầm Sơn (để báo cáo).

-  UBND xã Quảng Hùng (để phối hợp)                                                       

-  Hiệu trưởng, các PHT (để thực hiện)                                                       Nguyễn Sỹ Thuấn

-  Trưởng Ban đại diện Hội CMHS trường (để phối hợp)                                                           

-  Tổ CM, tổ VP, CBGV và HS (để triển khai).                                                       

-  Lưu VP

 


TRƯỜNG THCS QUẢNG HÙNG               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN NĂM 2019-2020.

 

          - Thực hiện theo tiêu chí đánh giá xếp loại nhà trường trong năm 2018-2019,  trong năm học 2019-2020 để có đánh giá khách quan, khuyến kích những đồng chí đạt thành tích cao trong công tác, khắc phục những tồn tại yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường điều chỉnh tiêu chí đánh giá giáo viên trong năm 2019-2020 như sau:

          - Trên tinh thần đánh giá bằng định lượng thông qua các mặt công tác trong năm, chú trọng vào hiệu quả công việc đặc biệt là công tác chất lượng dạy và học:

1. Trình độ giáo viên:

1.1 Kết quả thao giảng tuyến trường:

          Loại Giỏi: 3 điểm, Loại khá: 2 điểm, Loại TB: 1 điểm, Không đạt: - 1 điểm.      

          * Giáo viên đạt giáo viên giỏi tuyến TP: +5 điểm.

2. Công tác hội họp

          Vắng họp hội đồng vô lý do: - 1đ, có lý do cá nhân: - 0,5đ

          Vắng họp chuyên môn vô lý do: (do bộ phận chuyên môn thống nhất quy định)

3. Hồ sơ giáo viên

          Xếp loại tốt: 3 điểm, Xếp loại Khá: 2 diểm, Xếp loại TB: 1 điểm

                   Không đạt yêu cầu: -2 điểm. (PGD nhắc nhở sai phạm trừ 3 điểm trở lên)

4. Sáng kiến kinh nghiệm, thi tích hợp liên môn

          Có bài thi nạp đúng lịch, đúng theo đăng ký đầu năm: +1 điểm

          Bài thi loại A tuyến trường gửi đi TP + 3đ, Bảo lưu cộng điểm kết quả năm học trước.

6. Thực hiện chương trình, ngày công:

          Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy: tối đa 3 điểm. Vi phạm trừ tối đa 3 điểm.

          Thực hiện chấm chữa bài vào điểm tổng kết điểm cho học sinh đúng quy chế tối đa 3 điểm. Vi phạm trừ tối đa 3 điểm.

          Nghỉ 3 ngày có phép trừ 1 điểm, nghỉ 1 ngày không phép trừ 1 điểm.

7. Chất lượng đào tạo.

7.1 Chất lượng đại trà:

- Lớp (BC) đảm bảo 100% trong các lần khảo sát, tổng kết  trong đó đảm bảo 45% khá giỏi. (tối đa điểm 10)

- Lớp (AB) được đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh theo từng đợt để tính điểm (tối đa điểm 10)

7.2. Chất lượng học sinh giỏi cấp TP: (Môn thể dục, nhạc, hoạ có khung tính riêng)

7.2.1 Giải cá nhân.

          Giải nhất TP: + 2.5đ/giải, Giải nhì: +2đ,

          Giải ba: + 1.5 điểm, Giải KK: +1 điểm.                        

          * Có học sinh tham gia đội truyển tỉnh: cộng 3 điểm

7.2.2 Giải đồng đội. (hệ số 2)

          Xếp thứ 1:  +5đ

Xếp thứ 2:  +4đ

Xếp thứ 3:  +3đ

Xếp thứ 4:  +2đ

Xếp thứ 5:  +1đ

7.2.3 Khảo sát, Thi vào cấp 3. Được xếp điểm như giải đồng đội học sinh giỏi. (hệ số 2)

7.2.4 Căn cứ vào kết quả BDTX năm học 2018 – 2019 để cộng điểm: A: 3 đ, B. 2đ, C: 1. Năm 2018-2019 đảm bảo tham gia cho 4đ, không tham gia 0 đ.

7.2.5 Công tác dạy thêm: Đảm bảo đúng thời khóa biểu, buổi dạy, số tiết tối đa 4 đ.

7.2.6 Các cuộc thi khác phát sinh trong năm sẽ cộng thêm điểm.

8. Công tác chủ nhiệm:

          Lớp tiên tiến: Cộng 3 điểm.

9. Công tác khác: Đoàn, đội, CĐ... tuỳ theo thành tích cộng, trừ 3 điểm

9. Đóng góp trong năm:

          Hoàn thành trước 30 tháng 5: cộng, trừ 3 điểm.

* Giáo viên vi phạm quy chế bị các cấp quản lý gửi công văn thông báo vi phạm trừ 5đ.

- Xuất sắc: 30 điểm trở lên.

- Loại tốt: 25 điểm trở lên.

- Loại khá: 20 điểm trở lên.

- Đạt yêu cầu 15 điểm trở lên.

- chưa đạt yêu cầu: số còn lại.

          Sau khi kết thúc năm học, có đủ các số liệu nhà trường tiến hành tự đánh giá, đánh giá xếp thứ cán bộ giáo viên và đánh giá theo các mức: Tiên tiến xuất sắc, tiên tiến, đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu thông qua số điểm đạt được và tỷ lệ nhà trường được xét, gửi kết quả đánh giá về phòng giáo dục. Việc đánh giá BGH nhà trường sẽ được phòng giáo dục đánh giá thông qua kết quả của nhà ttrường trong năm học. Các bộ phận hành chính trong trường sẽ được tổ hành chính đành giá thông qua kết quả thực hiện trong năm.

                                                                                                HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                           

                                                                                                   

                                                                                                             Nguyễn Sỹ Thuấn
PHÒNG  GD&ĐT TP SẦM SƠN         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS QUẢNG HÙNG                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                   

             Số:    /QĐ-THCS                  Quảng Hùng, ngày 22 tháng 9 năm 2019

                                                                  

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phân công nhiệm vụ Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng

trường THCS Quảng Hùng

                                                                                                                 

+ Căn cứ điều 18, điều 19 Điều lệ trường THCS, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Căn cứ các Quyết định của UBND TP về việc bổ nhiệm Hiệu trưởng và bổ nhiệm các Phó Hiệu trưởng trường THCS Quảng Hùng.

          Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng trường THCS Quảng Hùng quy định phân công nhiệm vụ của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng của trường như sau:

I. QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC CHUNG:

1. Việc lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện theo quy chế làm việc và quy chế thực hiện dân chủ mà nhà trường đã ban hành. Chấp hành đúng Điều lệ nhà trường và thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giữ gìn và phát huy sự đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Cá nhân được phân công lĩnh vực nào thì chủ động căn cứ nhiệm vụ năm học, tình hình nhà trường để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cho từng mặt công tác trình Hiệu trưởng phê duyệt trước ngày 5 tháng 9 hàng năm; cuối tháng sơ kết báo cáo Hiệu trưởng và trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan của giáo viên, nhân viên và học sinh tại các phiên họp hội đồng thường kỳ. Cá nhân được phân công lĩnh vực nào chịu trách nhiệm chính lĩnh vực đó.

3. Hồ sơ thuộc lĩnh vực nào, do người được phân công lĩnh vực đó thiết lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định. Khi có kiểm tra của cấp trên, phải có đủ hồ sơ theo quy định.

4. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành  nhà trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phải có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, chủ động của cá nhân, tinh thần cộng sự để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các kế hoạch đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao phó.

5. Trên cương vị được phân công, các Phó Hiệu trưởng căn cứ nhiệm vụ mỗi năm học, các yêu cầu khác trong từng năm học và các nhiệm vụ đột xuất được giao để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, kịp thời kiểm tra, giám sát để đạt được hiệu quả công tác cao nhất.

6. Chế độ báo cáo, thỉnh thị:

+ Hàng tuần họp BGH vào ngày thứ 2 sau tiết chào cờ, các Phó Hiệu trưởng báo cáo với Hiệu trưởng những phần việc đã thực hiện hoặc đã giải quyết, bàn bạc thống nhất thực hiện các công việc trong tuần.

+ Các Phó Hiệu trưởng phải xin ý kiến Hiệu trưởng khi giải quyết các sự việc đột xuất, không tự ý giải quyết vượt thẩm quyền.

+ Các Phó Hiệu trưởng phải báo cáo đầy đủ tinh thần nội dung cuộc họp được Hiệu trưởng ủy nhiệm sau khi đi dự họp về đến cơ quan.

+ Các Phó Hiệu trưởng phải báo trước Hiệu trưởng lý do vắng công tác ở cơ quan.

 

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Hiệu trưởng:

1.1. Phụ trách chung.

1.2. Trực tiếp phụ trách các nội dung, lĩnh vực công tác sau:

1.2.1. Tổ chức bộ máy nhà trường:

+ Điều hành toàn bộ công việc và hoạt động của nhà trường. Quyết định mọi mặt về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

+ Phân công nhiệm vụ các Phó Hiệu trưởng. Bổ nhiệm, chỉ định tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng, thư ký hội đồng, trưởng ban, trưởng bộ phận, giáo viên chủ nhiệm,…

+ Thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn, các bộ phận. Xây dựng các loại hình lớp học. Xây dựng quy chế hoạt động bộ máy nhà trường.

1.2.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học:

+ Lập kế hoạch chiến lược trong từng giai đoạn; kế hoạch công tác trong năm học; kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần. Phối hợp điều hòa các hoạt động giáo dục trong trường.

+ Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường theo đúng tinh thần nhiệm vụ năm học.

1.2.3. Quản lý nhân sự:

+ Quản lý giáo viên, nhân viên trong các hoạt động giáo dục và những hoạt động khác có liên quan. Tiếp nhận và thuyên chuyển CB giáo viên theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.

+ Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Hiệu trưởng và các giáo viên, nhân viên cuối năm học. Đề nghị cấp trên khen thưởng và kỷ luật giáo viên, nhân viên.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, tận tụy, có trách nhiệm.

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên.

+ Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Duyệt nghỉ phép năm, nghỉ dạy/công tác (để giải quyết công việc gia đình) cho giáo viên/nhân viên theo quy định của Bộ Luật lao động.

1.2.4. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh: 

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh; điều hành công tác tuyển sinh vào lớp 6.

+ Ký tiếp nhận và cho học sinh chuyển trường.

+ Chỉ đạo các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh; quyết định khen thưởng, ký giấy khen học sinh.

1.2.5. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường:

+ Quản lý chế độ sinh hoạt, hội họp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

+ Quản lý các loại kinh phí, các loại quỹ theo qui định.

+ Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán và quyết toán thu chi hàng năm.

+ Chỉ đạo thực hiện kiểm kê tài sản, thiết bị hàng năm.

1.2.6. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, phối hợp làm việc:

+ Kịp thời xin ý kiến chỉ đạo cấp uỷ chính quyền địa phương, của phòng giáo dục, của lãnh đạo TP.

+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, với các cơ quan ban/ngành/đoàn thể trong xã. Tạo mối quan hệ gắn bó, hợp tác giữa nhà trường với cha mẹ học sinh.

+ Chủ động trao đổi và phối hợp công tác với Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Đội.

+ Thực hiện nghị quyết của Chi bộ hàng năm, phối hợp với cấp ủy Đảng cơ cấu nhân sự Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TN.

1.2.7. Tổ chức các hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên, hội nghị liên tịch định kỳ và bất thường để thực hiện chế độ quần chúng tham gia quản lý trường học:

+ Đầu năm học tổ chức hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên để báo cáo tình hình mọi mặt của nhà trường và thu thập ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch nhà trường.

+ Chủ trì cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng để để triển khai kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp, trao đổi biện pháp thực hiện kế hoạch, bàn bạc hướng giải quyết các sự việc.

+ Chủ trì hội nghị sơ kết HKI, tổng kết năm học.

+ Chủ trì các cuộc họp Hội đồng khoa học; Hội đồng thi đua, khen thưởng; Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Chủ trì các hội nghị liên tịch, các cuộc họp giao ban để triển khai công việc khi cần thiết.

1.2.8. Trưởng ban Biên tập trang website của nhà trường.

2. Phó Hiệu trưởng:

2.1. Công tác nề nếp, an ninh trật tự:

+ Theo dõi, kiểm tra chặt chẽ nề nếp công tác/giảng dạy của CBGV và nề nếp học tập của HS.

+ Phụ trách công tác chủ nhiệm, duyệt sổ chủ nhiệm; đánh giá công tác chủ nhiệm lớp.

+ Chủ trì giao ban nề nếp với Ban nề nếp và các GV chủ nhiệm trong thời gian đầu tiết sinh hoạt tập thể thứ bảy hàng tuần.

+ Chủ trì Hội đồng kỷ luật học sinh.

2.2. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, công tác thi đua, phong trào, đoàn thể:

+ Tổ chức công tác học tập chính trị, giáo dục tư tưởng cho CBGV và HS theo kế hoạch của ngành GD&ĐT.

+ Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và hoàn chỉnh hồ sơ các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gượng đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Lên kế hoạch, hoàn chỉnh hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

+ Phối hợp với PHT Nguyễn Thị Tươi và các đoàn thể trong trường chủ trì các phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ/TDTT chào mừng và tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, các chủ điểm sinh hoạt trong năm học (ngày Phụ nữ VN 20/10, ngày Nhà giáo VN 20/11, ngày thành lập Quân đội ND Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng CS Việt Nam 3/2, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, …).

+ Giúp đồng chí hiền trong việc chỉ đạo phương hướng hoạt động của Công đoàn đội trong  nhà trường.

2.3. Công tác CSVC, văn phòng:

+ Quản lý hồ sơ học sinh, phụ trách việc thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh

+ Quản lý toàn bộ thiết bị, tài sản, cơ sở vật chất và kỹ thuật, của nhà trường. Thư viện/phòng đọc, phòng đội, phòng truyền thống, phòng tranh, phòng họp hội đồng, văn phòng.Lập kế hoạch hàng năm bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị.

+ Chỉ đạo đạo hoạt động, theo dõi sinh hoạt và ký duyệt kế hoạch công tác của tổ Văn phòng.

+ Kiểm tra hồ sơ cá nhân của toàn bộ tổ Văn phòng, tổ xã hội, phân công dạy thay tổ xã hội.

+ Chỉ đạo hoạt động, theo dõi sinh hoạt và ký duyệt kế hoạch công tác của các tổ KHXH.

+ Kiểm tra hồ sơ cá nhân của tổ trưởng CM và tổ phó chuyên môn KHXH.

+ Chủ trì giao ban chuyên môn với các tổ trưởng CM vào cuối giờ làm việc vào thứ    hàng tuần.

+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác văn thư lưu trữ; duyệt cho phép học sinh nghỉ học theo quy định, duyệt cho phép học sinh nghỉ học bảo lưu kết quả học tập, cho phép học sinh rút hồ sơ; ký các hồ sơ về chế độ ưu tiên chính sách xã hội cho HS.

+ Theo dõi và kiểm tra hoạt động của Thư viện/phòng đọc, phòng đội, phòng truyền thống,phòng tranh, phòng họp hội đồng.

+ Phụ trách theo dõi hàng ngày hộp thư điện tử (email) của trường trong hệ thống mạng giáo dục Thanh Hóa, chủ động xử lý các thông tin có liên quan.

+ Ký duyệt sổ gọi tên ghi điểm lớp và học bạ HS cuối năm học của khối 7.

2.4. Công tác lao động, vệ sinh môi trường, y tế học đường, xã hội hóa giáo dục:

+ Tổ chức, chỉ đạo công tác lao động, vệ sinh môi trường, công tác trực tuần các lớp, trực của giáo viên, quản lý nước phục vụ sinh hoạt cho CBGV và HS.

+ Phụ trách công tác Y tế học đường, BHYT học sinh, chăm sóc sức khỏe cho CBGV và HS.

+ Chỉ đạo việc phòng chống các tai, tệ nạn xã hội (tai nạn giao thông, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, …), hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo cấp trên về các nội dung này.

+ Ký sổ liên lạc giữa nhà trường và cha/mẹ HS, theo dõi việc ghi sổ liên lạc của giáo viên chủ nhiệm khối 7, 9.

+ Đại diện BGH tham dự các cuộc họp của Ban đại diện cha/mẹ HS, chỉ đạo Ban đại diện Hội cha/mẹ HS hoạt động theo đúng Điều lệ Hội đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

2.5. Ký thay Hiệu trưởng các văn bản, giấy tờ liên quan đến các công việc được phân công.

Kiểm tra nề nếp lớp học

2.7. Thực hiện những việc hoặc công tác đột xuất khác do Hiệu trưởng phân công.

3. Phó Hiệu trưởng:

3.1. Công tác chuyên môn:

+ Lên kế hoạch, lên thời khoá biểu, triển khai thực hiện và kiểm tra các hoạt động dạy và học (chính khóa, học thêm, ôn thi vào cấp 3, bồi dưỡng HS giỏi, bồi dưỡng HS yếu kém, hoạt động NGLL, hướng nghiệp, nghề PT, …).

+ Chỉ đạo quản lý tài sản của HS, CBGV

+ Theo dõi và kiểm tra bảo quản tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất, heo dõi và kiểm tra hoạt động của phòng tin, phòng hoá-sinh, phòng Lý-CN, phòng nghe nhìn. Tham mưu Hiệu trưởng mua sắm tài sản, thiết bị; xây dựng CSVC cho nhà trường; lưu trữ hồ sơ quản lý tài sản.

+ Kiểm tra việc giáo viên sử dụng dồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

+ Chỉ đạo hoạt động, theo dõi sinh hoạt và ký duyệt kế hoạch công tác của các tổ KHTN.

+ Kiểm tra hồ sơ cá nhân của tổ trưởng CM và tổ phó chuyên môn KHTN.

+ Chủ trì giao ban chuyên môn với các tổ trưởng CM vào cuối giờ làm việc chiều thứ sáu hàng tuần.

+ Ký và nhận xét sổ đầu bài của các lớp hàng tuần, kiểm tra sổ gọi tên ghi điểm các lớp hàng tháng.

+ Hướng dẫn, kiểm tra giáo viên và tổ chuyên môn kê khai thừa giờ, phân công dạy thay tổ tự nhiên. Thực hiện bảng kê khai thừa giờ trong từng tháng.

+ Xử lý các công văn của Phòng GD.

+ Phụ trách công tác PC GD THCS-xoá mù.

+ Tổ chức phân ban, sắp xếp, biên chế HS vào các lớp đầu năm học của khối 6.

+ Chỉ đạo các công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, thiên tai thảm họa, …

3.2. Công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục.

+ Lên kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá các kỳ thi do trường tổ chức (thi học kỳ, thi HS giỏi cấp trường, TP, thi GV giỏi cấp trường, …)

+ Hoàn chỉnh các hồ sơ về các kỳ thi cấp trường, TP, thi nghề PT, thi vào lớp 10, xét tốt nghiệp THCS.

+ Tổ chức sắp xếp, biên chế HS vào các lớp đầu năm học của khối 6.

+ Ký duyệt sổ gọi tên ghi điểm lớp và học bạ HS cuối năm học của khối 8.

+ Thực hiện công việc tự đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu của phòng GD Sở và Bộ GD&ĐT.

+ Xử lý các công văn của Phòng GD. theo dõi hàng ngày hộp thư điện tử (email) của trường trong hệ thống mạng giáo dục Thanh Hóa, chủ động xử lý các thông tin có liên quan.

3.3. Công tác tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, SKKN của CBGV:

+ Lên kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, SKKN của CBGV.

+ Xử lý các công văn của Phòng GD.

3.4. Ký thay Hiệu trưởng các văn bản, giấy tờ liên quan đến các công việc được phân công.

3.5.  Phối hợp với PHT Nguyễn Thị Tươi tổ chức tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần (nhận xét, đánh giá và triển khai các công việc được phân công).

          Kiểm tra nề nếp lớp học

3.6. Thực hiện những việc hoặc công tác đột xuất khác do Hiệu trưởng phân công.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

     Quy định có hiệu lực kể từ ngày ký.

     Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường căn cứ chức trách nhiệm vụ về công tác, học tập được giao, có trách nhiệm thực hiện nghiêm nội dung quy định này.

 .   

                                                                                                   HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

-  Phòng GD&ĐT TP Sầm Sơn (để báo cáo).

-  UBND xã Quảng Hùng (để phối hợp)                                                       

-  Hiệu trưởng, các PHT (để thực hiện)                                                       Nguyễn Sỹ Thuấn

-  Trưởng Ban đại diện Hội CMHS trường (để phối hợp)                                                           

-  Tổ CM, tổ VP, CBGV và HS (để triển khai).                                                       

  -  Lưu VP

 

 


                                      

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
23227